Tiếp theo loạt bài nhiều tập 'Lang thang Sàigòn', 'Lang thang ngoại ô Sàigòn' thì mình cũng lại theo cung cách ấy để kể cho các bạn xem về những vùng ven... mà đôi khi dù nó chả xa lạ gì nhưng bổng nhiên bạn nhận ra rằng: Ô, mình biết chỗ đó, mình có nghe qua chỗ đó nhưng... chưa từng chạy qua, chưa từng ghé vào lần nào!

< Rời nhà lúc hơn 15h, bọn mình chạy ngang ngã 3 khu chế xuất Tân Thuận. Đây là một trong những KCX lớn đầu tiên của thành phố, cũng là điểm khởi đầu của đại lộ Nguyễn Văn Linh để từ đây có thể chạy thẳng đến Bình Chánh...

< Vượt cầu Phú Mỹ, vào đường Vành đai 2 rồi rẽ qua Nguyễn Thị Định... cho đến khi gặp đường Mai Chí Thọ (xa lộ Đông Tây) thì mình thẳng tiến vào con lộ Lương Định Của. Từ ngã 4 lớn này, chạy tầm hơn cây số thì đến chúa Huê Nghiêm 2. Ghé vào không em? Vào chứ! Vậy thì vào...
Chính diện chùa Huê Nghiêm 2 đây.

Thành phố HCM, xưa đã từng mang danh 'Hòn ngọc Viễn đông', Sàigòn phồn hoa ngày ấy còn nhỏ lắm so với quy mô bây giờ.

< Khuôn viên nơi tượng Phật Bà Quan Âm - vị trí tại đây. Mọi ngưới thi nhau làm dáng chụp ảnh bên những luống hoa.

Sau nhiều chục năm thay đổi theo hướng phát triển mạnh, đô thị ấy ngày nay đã trở thành một thành phố lớn nhất và kinh tế năng động nhất nước - Từ dân số chưa đầy 2 triệu người ngày trước thì nay đã có tầm mười triệu dân cư sinh sống, chưa tính công nhân các tỉnh về đây làm việc và khách vãng lai. Nhà cao tầng, các công trình giao thông hiện đại mọc lên...

< Trong sân chùa có rất nhiều tượng đá như thế này, thật đẹp và ngộ nghĩnh.

Nếu theo cách nghĩ của vùng xa thì chính cái hiện đại này là cái đẹp tương ứng với sự phát triển. Vậy nhưng trong mắt kẻ chuộng chủ nghĩa 'xê dịch': khi bê tông dần chiếm chỗ thì thiên nhiên cũng sẽ hẹp dần, lấy gì để khiến kẻ phượt ham thích đây nếu không làm những chuyến phượt xa?

< Mồng 4, chùa Huê Nghiêm 2 vẫn khá đông. Vậy nhưng trong khuôn viên chùa vẫn có những góc yên tĩnh.

Vậy nên mới có chuyện phượt vùng xa, tán chuyện với người địa phương và nghe rằng: 'Hủm tết, lên SàiGòn thấy phát mê, đường xá rộng thênh, cầu vượt hầm chui với nhà nhà chọc trời giống như thấy trên TV trong chương trình nước ngoài, hiện đại đến hết cỡ thiệt đó!'... để rồi mình phì cười nói: 'Khi anh thấy cảnh kẹt xe thì anh sẽ hết ham... Sàigòn'.

<Những tượng chú tiểu đặt rải rác hai bên lối đi. Các tượng tạc theo lối thủ công nên không pho nào giống pho nào.
Phía trong là nơi bán và cho mượn (?) áo tu xám.

Vậy nhưng ở thành phố đông dân nhất nước này, nếu muốn truy tìm thì bạn vẫn sẽ thấy những chốn hay hay, thậm chí những nơi chỉ có mình ta với ta... mà trong suy nghĩ của nhiều bạn, đó chỉ là chuyện 'trong mơ' ở SàiGòn.

< Muốn có tràng hạt hay các thứ liên quan đến đạo pháp thì ghé vào đây. Mình lại thích những pho tượng nhỏ mang nhiều dáng vẻ khác nhau này...

Bài này mình sẽ kể tiếp những buổi chạy rông trong những ngày sau tết. Đúng lý ra, có cả 3 ngày đầu năm cũng tuyệt lắm - nhất là sáng mồng 1 ngay trong các công viên ở trung tâm thành phố. Vậy nhưng cái lỗi ổ cứng mà mình đã đề cập khiến hàng ngàn file hình phải mất, ít ra phải mất một năm nữa mình mới có lại cái cảm giác thoáng đãng tự do trên phố của ngày đầu một năm.

< Lựa một pho tượng nhỏ đem về ư? Khẹc khẹc, nặng lắm đó nha, bằng đá khối mà, dám còn nặng hơn cả 'nửa kia'.
Phải chi phía sau Quan Thế Âm Bồ Tát có những cây lớn thì sẽ 'tẩy' mất tòa cao ốc kia. Biết sao, thành phố đất chật người đông mà.

< Chùa Huê Nghiêm nhìn từ góc phải. Có điều lạ này: phía trái chùa, nơi có tượng Phật Bà, bãi đậu xe... thì lúc nào cũng đông người. Thang lên chính điện cũng vậy dù cửa chính không mở...

< Còn khuôn viên phía phải chùa thì vắng, chỉ thấy bóng đôi ba người nếu tính... cả mình.

Trong loạt bài này, chốn mình qua sẽ là quận 9. Sáng ngày rằm tháng giêng, mình có dịp viếng qua đình Phong Phú, chùa Phong Linh, chùa Bửu Long và cảm nhận được không khí nô nức của ngày rằm lớn nhất trong năm.

Nhưng trước đó, mình cũng sẽ đề cập tới lần viếng chùa Huê Nghiêm 2 trong ngày mồng 4 tết. Đây là thứ duy nhất còn sót lại trong thẻ nhớ của máy ảnh dăm ngày đầu xuân.

< Rải rác trong vườn là những đá tảng khắc thơ, cây cỏ mát rượi.

Nằm trên đường Lương Định Của - phường Bình Khánh - quận 2, chùa Huê Nghiêm 2 là công trình mới được xây dựng theo phong cách giao hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam với hàng nghìn tấm đá hoa cương được lắp ghép lên. Chùa Huê Nghiêm 2 phát xuất từ Tổ đình Huê Nghiêm ở Thủ Đức.

< Chụp ngang hông. Thi thoảng tiếng chuông vang như một bài nhạc thánh thót, đây là tiếng chuông gió được treo ở 4 góc chùa; bạn nhìn thấy những bộ chuông gió đong đưa trong ảnh không?
(Open new tab để có ảnh lớn).

< Vác gạch xây chùa, một trong hàng trăm chủ đề khác nhau của những pho tượng nhỏ.

Tổ đình Huê Nghiêm do bậc danh Tăng là Tổ Thiệt Thụy Tánh Tường khai sáng cách nay trên 300 năm. Trong những vị Tổ kế nghiệp, nơi đây đã từng một thời vang danh với công đức giáo hoá của Tổ Huệ Lưu. Hoà thượng Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự cũng xuất thân từ Tổ đình Huê Nghiêm và hiện Ngài đang là Viện chủ Tổ đình Ấn Quang và Tổ đình Huê Nghiêm.

< Bọn mình đi giáp vòng huê viên quanh chùa, bên này vắng hoe.
Có lẽ đường bên kia có giăng sợi xích ngang nên không ai đi tiếp, còn phía trước có thể đi giáp vòng chùa.

Chùa Huê Nghiêm 2 được khởi công xây dựng từ năm 2005 với quy mô kiến trúc lớn và được hoàn thành cách nay không lâu. Chùa theo hệ phái Bắc tông, trụ trì hiện nay là hòa thượng Thích Trí Quảng. Các ngày lễ lớn trong năm nhằm vào ngày 8-12 ÂL - lễ Phật thành Đạo.
< Sau khi khoác áo nâu sòng viếng Phật, 'nhóc' ra cùng với mẹ.

Chùa đã từng đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghé thăm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập giáo hội Phật Giáo VN. Pháp hội Dược Sư Tiêu tai tăng diên thọ - Kỳ quốc thới dân an do Ban Trị sự THPG TP.HCM tổ chức lần đầu tiên cũng diễn ra (26, 27 và 28-2-2013) tại chùa Huê Nghiêm 2.

< 17h30, mình ra lấy xe rồi chuẩn bị rời chùa. Giữ xe miễn phí, muốn có phí thì cứ bỏ vào thùng 'Tùy hỉ'.

Lúc này có mấy cặp Tây phi xe đạp vào. Áo pull, quần lửng, áo đầm ngắn củn cỡn. Mình nghĩ thầm: ăn mặc thía này thì làm sao vào viếng Phật nhỉ?
Vậy nhưng những người trong ban trị sự đến và đưa mời ngay những bộ áo tu để tạm mặc vô. Cha, khách ngoại được 'đặc cách' nha.

< Nắng chiều đỏ rực. Lỡ đang đẩy xe ra nên không thể trở vào góc cuối vườn để lấy ảnh ngược sáng, tiếc.
Nhưng hôm nay chỉ mang cái máy nhỏ thôi...

Mình đến trong ngày mồng 4 nhưng thông tin biết được thì từ 4h sáng ngày mùng 1 Tết Giáp Ngọ, hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đã tập trung về chùa Huê Nghiêm 2 và xếp hàng trong trật tự, lên chánh điện đảnh lễ đức Phật và đón mừng xuân Di Lặc.

< Trở ra đường Lương Định Của, bây giờ sẽ hướng thẳng về Trần Não phía dưới kia...
Nghe 'đồn' rằng, lẫu dê Q2 vừa ngon vừa rẻ. Vậy sẳn dịp này ta thử nghiệm luôn xem sao.

Viếng thăm chùa này, nếu bên ngoài huê viên thì việc ăn mặc không có vấn đề gì. Duy, nếu bạn muốn vào chánh điện chùa lễ Phật thì phải mặc áo tu xám. Áo này có thể mua hay mượn (tại chùa), xe thì có bãi gởi miễn phí (tùy hỉ, cho tiền cũng được mà không có cũng chả sao).


< Gặp đường Trần Não mình liền quẹo phải, mắt đá ngang đá dọc tìm 'quán dê'! Một quán, hai quán...
À, kia rồi... do thấy quán rất đông nhưng xem cũng tương đối bình dân.
Dựng xe hẻm bên, vào bàn chờ. Đông khách nên chưa ai hỏi gì tới, vậy là mình lấy quyển Menu xem trước.

Bọn mình không phải đạo Phật, vậy nhưng vẫn thường viếng các chùa, chủ ý chỉ vãn cảnh do các chùa thường có kiến trúc đẹp, sân vườn rộng.

< Cuốn menu, còn gọi là 'thực đơn' có khá nhiều trang nhưng trang nào cũng dán chi chít 'giá mới' đè lên giá cũ...
Thì ra đây là giá 'tết', giá cả vào dịp đặc biệt này biến 'quán thịt dê' thành quán 'nhìn giá thấy tê', còn ước muốn 'ăn dê' trở thành 'hổng dám mê'.

Lẳng lặng như lúc vào, bọn mình nhỏm dậy bước ra - hẹn nếu có duyên sẽ gặp lại trong mùa hết tết, mùa hổng lễ... hay trong ngày thường hoặc ngày siêu ế.

< Hoàng hôn đang phủ dần xuống thành phố.

Giá ghê nên khách chê, vậy nhưng khách khác vẫn đông hà rầm chứng tỏ là người ta thường phóng khoáng trong những ngày đầu xuân, bi nhiêu thì bi!

Phẹc, mình cũng bán hàng: những mùa tết này có tăng giá khác ngày thường thêm xu nào đâu! Thậm chí có những món mua trữ nhiều dịp tết còn giảm giá thấp hơn ngày thường kia...

Vậy như tết nào cũng bị 'đâm chém' trong 'tiệc' đầu năm, thiệt xúi quẩy. Cũng may là hôm nay 'đào thoát' ra kịp, hi hi...

Lúc này mặt trời ửng đỏ, hoàng hôn đã xuống phía chân trời thành phố hoa lệ. Ảnh 'nửa kia' chụp tại vị trí này đây, chỉ bằng cái Canon cóc con cũ kỹ.

Đường Trần Não đoạn từ cầu Sàigòn đến Lương Định Của rộng bao la, còn từ L.Đ.Của thông ra đường Mai Chí Thọ thì teo nhỏ lại, vậy nhưng đầy cây xanh và bụi rậm. Buổi tối có đèn đường nhưng vắng lắm nghen.

Vượt cầu Kênh 1 hướng đến công viên đầu hầm với cái bụng rỗng.
Về nấu bún nhà măm cùng chả, thịt quay bia bọt à? chán chết!
Hạ hồi phân giải, chuyện đó tính sau, hi hi...

< Công viên đầu hầm sông Sàigòn khá thưa vắng chiều mồng 4.

Công viên đầu hầm vắng người do hôm nay mới chỉ mồng 4 tết. Hôm mồng 1 còng vắng 'kinh' hơn nữa kia, chỉ do người ta về quê, người ta đi chúc tết hay du lịch hết rồi.

Chơi một đỗi, gió hoàng hôn khiến cái lạnh tăng dần. Bao tử 'thoi thóp' một hồi lại nảy ra ý hay...
Thôi về Tâm Ký làm một bữa no vậy. Tâm Ký có trên đường Nguyễn Duy Trinh, có cả trên Nguyễn Thị Định nữa.

Quán 1 đóng cửa nghỉ tết, quán 2 vẫn bán bình thường: mì giòn bò, giòn hải sản, hủ tiếu xào bò, cơm chiên gà... chế biến ngay tại chỗ với dĩa chà bá: mọi thứ vẫn đổ đồng 30k/dĩa cộng thêm 2k phụ thu tết, chả bù với cái quán 'khỉ gió' khi nãy, nếu chấp nhận 'đớp hít' thì không thể nào dưới 300k cho 2 người. Mà kiếm tiền đổ mồ hôi, sôi con mắt mới có chứ phải từ trời rớt xuống đâu?

Giàu tiền, dành của này mua quà cho trẻ vùng cao trong chuyến phượt còn xác đáng hơn để chúng chặt chém trong chuyện ẩm thực quán ở mấy ngày xuân này.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...

Lang thang Sàigòn (Phần 1)
Lang thang ngoại ô Sàigòn (P1)
Lang thang Nhơn Trạch.
Mồng 1 tết chơi làng an dưỡng Ba Thương

Lang thang ngoại ô Sàigòn (B - P1)

Tiếp theo loạt bài nhiều tập 'Lang thang Sàigòn', 'Lang thang ngoại ô Sàigòn' thì mình cũng lại theo cung cách ấy để kể cho các bạn xem về những vùng ven... mà đôi khi dù nó chả xa lạ gì nhưng bổng nhiên bạn nhận ra rằng: Ô, mình biết chỗ đó, mình có nghe qua chỗ đó nhưng... chưa từng chạy qua, chưa từng ghé vào lần nào!

< Rời nhà lúc hơn 15h, bọn mình chạy ngang ngã 3 khu chế xuất Tân Thuận. Đây là một trong những KCX lớn đầu tiên của thành phố, cũng là điểm khởi đầu của đại lộ Nguyễn Văn Linh để từ đây có thể chạy thẳng đến Bình Chánh...

< Vượt cầu Phú Mỹ, vào đường Vành đai 2 rồi rẽ qua Nguyễn Thị Định... cho đến khi gặp đường Mai Chí Thọ (xa lộ Đông Tây) thì mình thẳng tiến vào con lộ Lương Định Của. Từ ngã 4 lớn này, chạy tầm hơn cây số thì đến chúa Huê Nghiêm 2. Ghé vào không em? Vào chứ! Vậy thì vào...
Chính diện chùa Huê Nghiêm 2 đây.

Thành phố HCM, xưa đã từng mang danh 'Hòn ngọc Viễn đông', Sàigòn phồn hoa ngày ấy còn nhỏ lắm so với quy mô bây giờ.

< Khuôn viên nơi tượng Phật Bà Quan Âm - vị trí tại đây. Mọi ngưới thi nhau làm dáng chụp ảnh bên những luống hoa.

Sau nhiều chục năm thay đổi theo hướng phát triển mạnh, đô thị ấy ngày nay đã trở thành một thành phố lớn nhất và kinh tế năng động nhất nước - Từ dân số chưa đầy 2 triệu người ngày trước thì nay đã có tầm mười triệu dân cư sinh sống, chưa tính công nhân các tỉnh về đây làm việc và khách vãng lai. Nhà cao tầng, các công trình giao thông hiện đại mọc lên...

< Trong sân chùa có rất nhiều tượng đá như thế này, thật đẹp và ngộ nghĩnh.

Nếu theo cách nghĩ của vùng xa thì chính cái hiện đại này là cái đẹp tương ứng với sự phát triển. Vậy nhưng trong mắt kẻ chuộng chủ nghĩa 'xê dịch': khi bê tông dần chiếm chỗ thì thiên nhiên cũng sẽ hẹp dần, lấy gì để khiến kẻ phượt ham thích đây nếu không làm những chuyến phượt xa?

< Mồng 4, chùa Huê Nghiêm 2 vẫn khá đông. Vậy nhưng trong khuôn viên chùa vẫn có những góc yên tĩnh.

Vậy nên mới có chuyện phượt vùng xa, tán chuyện với người địa phương và nghe rằng: 'Hủm tết, lên SàiGòn thấy phát mê, đường xá rộng thênh, cầu vượt hầm chui với nhà nhà chọc trời giống như thấy trên TV trong chương trình nước ngoài, hiện đại đến hết cỡ thiệt đó!'... để rồi mình phì cười nói: 'Khi anh thấy cảnh kẹt xe thì anh sẽ hết ham... Sàigòn'.

<Những tượng chú tiểu đặt rải rác hai bên lối đi. Các tượng tạc theo lối thủ công nên không pho nào giống pho nào.
Phía trong là nơi bán và cho mượn (?) áo tu xám.

Vậy nhưng ở thành phố đông dân nhất nước này, nếu muốn truy tìm thì bạn vẫn sẽ thấy những chốn hay hay, thậm chí những nơi chỉ có mình ta với ta... mà trong suy nghĩ của nhiều bạn, đó chỉ là chuyện 'trong mơ' ở SàiGòn.

< Muốn có tràng hạt hay các thứ liên quan đến đạo pháp thì ghé vào đây. Mình lại thích những pho tượng nhỏ mang nhiều dáng vẻ khác nhau này...

Bài này mình sẽ kể tiếp những buổi chạy rông trong những ngày sau tết. Đúng lý ra, có cả 3 ngày đầu năm cũng tuyệt lắm - nhất là sáng mồng 1 ngay trong các công viên ở trung tâm thành phố. Vậy nhưng cái lỗi ổ cứng mà mình đã đề cập khiến hàng ngàn file hình phải mất, ít ra phải mất một năm nữa mình mới có lại cái cảm giác thoáng đãng tự do trên phố của ngày đầu một năm.

< Lựa một pho tượng nhỏ đem về ư? Khẹc khẹc, nặng lắm đó nha, bằng đá khối mà, dám còn nặng hơn cả 'nửa kia'.
Phải chi phía sau Quan Thế Âm Bồ Tát có những cây lớn thì sẽ 'tẩy' mất tòa cao ốc kia. Biết sao, thành phố đất chật người đông mà.

< Chùa Huê Nghiêm nhìn từ góc phải. Có điều lạ này: phía trái chùa, nơi có tượng Phật Bà, bãi đậu xe... thì lúc nào cũng đông người. Thang lên chính điện cũng vậy dù cửa chính không mở...

< Còn khuôn viên phía phải chùa thì vắng, chỉ thấy bóng đôi ba người nếu tính... cả mình.

Trong loạt bài này, chốn mình qua sẽ là quận 9. Sáng ngày rằm tháng giêng, mình có dịp viếng qua đình Phong Phú, chùa Phong Linh, chùa Bửu Long và cảm nhận được không khí nô nức của ngày rằm lớn nhất trong năm.

Nhưng trước đó, mình cũng sẽ đề cập tới lần viếng chùa Huê Nghiêm 2 trong ngày mồng 4 tết. Đây là thứ duy nhất còn sót lại trong thẻ nhớ của máy ảnh dăm ngày đầu xuân.

< Rải rác trong vườn là những đá tảng khắc thơ, cây cỏ mát rượi.

Nằm trên đường Lương Định Của - phường Bình Khánh - quận 2, chùa Huê Nghiêm 2 là công trình mới được xây dựng theo phong cách giao hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam với hàng nghìn tấm đá hoa cương được lắp ghép lên. Chùa Huê Nghiêm 2 phát xuất từ Tổ đình Huê Nghiêm ở Thủ Đức.

< Chụp ngang hông. Thi thoảng tiếng chuông vang như một bài nhạc thánh thót, đây là tiếng chuông gió được treo ở 4 góc chùa; bạn nhìn thấy những bộ chuông gió đong đưa trong ảnh không?
(Open new tab để có ảnh lớn).

< Vác gạch xây chùa, một trong hàng trăm chủ đề khác nhau của những pho tượng nhỏ.

Tổ đình Huê Nghiêm do bậc danh Tăng là Tổ Thiệt Thụy Tánh Tường khai sáng cách nay trên 300 năm. Trong những vị Tổ kế nghiệp, nơi đây đã từng một thời vang danh với công đức giáo hoá của Tổ Huệ Lưu. Hoà thượng Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự cũng xuất thân từ Tổ đình Huê Nghiêm và hiện Ngài đang là Viện chủ Tổ đình Ấn Quang và Tổ đình Huê Nghiêm.

< Bọn mình đi giáp vòng huê viên quanh chùa, bên này vắng hoe.
Có lẽ đường bên kia có giăng sợi xích ngang nên không ai đi tiếp, còn phía trước có thể đi giáp vòng chùa.

Chùa Huê Nghiêm 2 được khởi công xây dựng từ năm 2005 với quy mô kiến trúc lớn và được hoàn thành cách nay không lâu. Chùa theo hệ phái Bắc tông, trụ trì hiện nay là hòa thượng Thích Trí Quảng. Các ngày lễ lớn trong năm nhằm vào ngày 8-12 ÂL - lễ Phật thành Đạo.
< Sau khi khoác áo nâu sòng viếng Phật, 'nhóc' ra cùng với mẹ.

Chùa đã từng đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghé thăm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập giáo hội Phật Giáo VN. Pháp hội Dược Sư Tiêu tai tăng diên thọ - Kỳ quốc thới dân an do Ban Trị sự THPG TP.HCM tổ chức lần đầu tiên cũng diễn ra (26, 27 và 28-2-2013) tại chùa Huê Nghiêm 2.

< 17h30, mình ra lấy xe rồi chuẩn bị rời chùa. Giữ xe miễn phí, muốn có phí thì cứ bỏ vào thùng 'Tùy hỉ'.

Lúc này có mấy cặp Tây phi xe đạp vào. Áo pull, quần lửng, áo đầm ngắn củn cỡn. Mình nghĩ thầm: ăn mặc thía này thì làm sao vào viếng Phật nhỉ?
Vậy nhưng những người trong ban trị sự đến và đưa mời ngay những bộ áo tu để tạm mặc vô. Cha, khách ngoại được 'đặc cách' nha.

< Nắng chiều đỏ rực. Lỡ đang đẩy xe ra nên không thể trở vào góc cuối vườn để lấy ảnh ngược sáng, tiếc.
Nhưng hôm nay chỉ mang cái máy nhỏ thôi...

Mình đến trong ngày mồng 4 nhưng thông tin biết được thì từ 4h sáng ngày mùng 1 Tết Giáp Ngọ, hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đã tập trung về chùa Huê Nghiêm 2 và xếp hàng trong trật tự, lên chánh điện đảnh lễ đức Phật và đón mừng xuân Di Lặc.

< Trở ra đường Lương Định Của, bây giờ sẽ hướng thẳng về Trần Não phía dưới kia...
Nghe 'đồn' rằng, lẫu dê Q2 vừa ngon vừa rẻ. Vậy sẳn dịp này ta thử nghiệm luôn xem sao.

Viếng thăm chùa này, nếu bên ngoài huê viên thì việc ăn mặc không có vấn đề gì. Duy, nếu bạn muốn vào chánh điện chùa lễ Phật thì phải mặc áo tu xám. Áo này có thể mua hay mượn (tại chùa), xe thì có bãi gởi miễn phí (tùy hỉ, cho tiền cũng được mà không có cũng chả sao).


< Gặp đường Trần Não mình liền quẹo phải, mắt đá ngang đá dọc tìm 'quán dê'! Một quán, hai quán...
À, kia rồi... do thấy quán rất đông nhưng xem cũng tương đối bình dân.
Dựng xe hẻm bên, vào bàn chờ. Đông khách nên chưa ai hỏi gì tới, vậy là mình lấy quyển Menu xem trước.

Bọn mình không phải đạo Phật, vậy nhưng vẫn thường viếng các chùa, chủ ý chỉ vãn cảnh do các chùa thường có kiến trúc đẹp, sân vườn rộng.

< Cuốn menu, còn gọi là 'thực đơn' có khá nhiều trang nhưng trang nào cũng dán chi chít 'giá mới' đè lên giá cũ...
Thì ra đây là giá 'tết', giá cả vào dịp đặc biệt này biến 'quán thịt dê' thành quán 'nhìn giá thấy tê', còn ước muốn 'ăn dê' trở thành 'hổng dám mê'.

Lẳng lặng như lúc vào, bọn mình nhỏm dậy bước ra - hẹn nếu có duyên sẽ gặp lại trong mùa hết tết, mùa hổng lễ... hay trong ngày thường hoặc ngày siêu ế.

< Hoàng hôn đang phủ dần xuống thành phố.

Giá ghê nên khách chê, vậy nhưng khách khác vẫn đông hà rầm chứng tỏ là người ta thường phóng khoáng trong những ngày đầu xuân, bi nhiêu thì bi!

Phẹc, mình cũng bán hàng: những mùa tết này có tăng giá khác ngày thường thêm xu nào đâu! Thậm chí có những món mua trữ nhiều dịp tết còn giảm giá thấp hơn ngày thường kia...

Vậy như tết nào cũng bị 'đâm chém' trong 'tiệc' đầu năm, thiệt xúi quẩy. Cũng may là hôm nay 'đào thoát' ra kịp, hi hi...

Lúc này mặt trời ửng đỏ, hoàng hôn đã xuống phía chân trời thành phố hoa lệ. Ảnh 'nửa kia' chụp tại vị trí này đây, chỉ bằng cái Canon cóc con cũ kỹ.

Đường Trần Não đoạn từ cầu Sàigòn đến Lương Định Của rộng bao la, còn từ L.Đ.Của thông ra đường Mai Chí Thọ thì teo nhỏ lại, vậy nhưng đầy cây xanh và bụi rậm. Buổi tối có đèn đường nhưng vắng lắm nghen.

Vượt cầu Kênh 1 hướng đến công viên đầu hầm với cái bụng rỗng.
Về nấu bún nhà măm cùng chả, thịt quay bia bọt à? chán chết!
Hạ hồi phân giải, chuyện đó tính sau, hi hi...

< Công viên đầu hầm sông Sàigòn khá thưa vắng chiều mồng 4.

Công viên đầu hầm vắng người do hôm nay mới chỉ mồng 4 tết. Hôm mồng 1 còng vắng 'kinh' hơn nữa kia, chỉ do người ta về quê, người ta đi chúc tết hay du lịch hết rồi.

Chơi một đỗi, gió hoàng hôn khiến cái lạnh tăng dần. Bao tử 'thoi thóp' một hồi lại nảy ra ý hay...
Thôi về Tâm Ký làm một bữa no vậy. Tâm Ký có trên đường Nguyễn Duy Trinh, có cả trên Nguyễn Thị Định nữa.

Quán 1 đóng cửa nghỉ tết, quán 2 vẫn bán bình thường: mì giòn bò, giòn hải sản, hủ tiếu xào bò, cơm chiên gà... chế biến ngay tại chỗ với dĩa chà bá: mọi thứ vẫn đổ đồng 30k/dĩa cộng thêm 2k phụ thu tết, chả bù với cái quán 'khỉ gió' khi nãy, nếu chấp nhận 'đớp hít' thì không thể nào dưới 300k cho 2 người. Mà kiếm tiền đổ mồ hôi, sôi con mắt mới có chứ phải từ trời rớt xuống đâu?

Giàu tiền, dành của này mua quà cho trẻ vùng cao trong chuyến phượt còn xác đáng hơn để chúng chặt chém trong chuyện ẩm thực quán ở mấy ngày xuân này.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...

Lang thang Sàigòn (Phần 1)
Lang thang ngoại ô Sàigòn (P1)
Lang thang Nhơn Trạch.
Mồng 1 tết chơi làng an dưỡng Ba Thương
Đọc thêm..
Khi đi du lịch đến Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, bạn sẽ nhìn thấy trong hồ có hai hòn đảo nhỏ, một là đảo An Mã. Hòn đảo nhỏ còn lại lô nhô đá và cây xanh, cách bến chính khoảng 300m. Đây chính là đảo Bà Góa.

< Đảo Bà Góa nằm giữa lòng hồ Ba Bể.

Đảo Bà Góa (tiếng người địa phương gọi Pò Giả Mải) là một hòn đảo nhỏ xinh xắn nằm giữa hồ 1 (Pé Lèng) của hồ và được gắn liền với sự tích Ba Bể. Đảo là nơi thú vị để dừng chân cuối cùng trong chuyến du ngoạn và để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lộng lẫy của trời mây non nước hòa quyện tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình có một không hai của danh thắng này.

Đảo được tạo thành bởi những phiến đá to nhỏ xếp chồng lên nhau, cây cối trên đảo xanh tốt quanh năm, rễ cây buông xuống ôm lấy những phiến đá.

Nhìn từ xa, đảo như một hòn non bộ giữa mặt hồ. Trên đảo có bia đá khắc năm Khải Định thứ 9. Đây là hòn đảo nhỏ nhưng tuyệt đẹp với khu hệ thực vật phong phú như một điểm nhấn cho vẻ đẹp tự nhiên của cả một khu vực.

Truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa vào dịp lễ hội Vô Giá trong vùng, dân bản Năm Mẫu thấy con bò lạc liền xẻ thịt chia nhau. Hai mẹ con bà góa nghèo cuối bản cũng được phần là chiếc đuôi và miếng da bé tẹo. Có bà lão ghẻ lở, rách rưới, hôi hám đến dự hội và xin ăn nhưng bị mọi người xua đuổi.

Đến cuối làng mới gặp được một căn nhà nhỏ của 2 mẹ con người đàn bà góa tốt bụng. Người ăn mày được tiếp đãi tử tế, mới bảo bà góa lấy trấu rắc quanh nhà. Đến nửa đêm mưa to gió lớn, người ăn mày biến mất, cả một vùng rộng lớn sụt xuống thành một cái hồ lớn nay gọi là hồ Ba Bể. Riêng ngôi nhà của 2 mẹ con là còn nguyên vẹn, thành cái đảo nhỏ này, nay gọi là đảo Bà Góa.

Đến đây, khách du lịch không nên bỏ qua cơ hội được ngâm mình trong làn nước xanh ngắt và mát lạnh của một bãi tắm mà thiên nhiên đã tạo dựng từ hàng ngàn năm qua, lại được che mát bởi các cây cổ thụ mọc trên đảo.

Du lịch, GO! tổng hợp

Thăm đảo Bà Góa – Bắc Kạn

Khi đi du lịch đến Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, bạn sẽ nhìn thấy trong hồ có hai hòn đảo nhỏ, một là đảo An Mã. Hòn đảo nhỏ còn lại lô nhô đá và cây xanh, cách bến chính khoảng 300m. Đây chính là đảo Bà Góa.

< Đảo Bà Góa nằm giữa lòng hồ Ba Bể.

Đảo Bà Góa (tiếng người địa phương gọi Pò Giả Mải) là một hòn đảo nhỏ xinh xắn nằm giữa hồ 1 (Pé Lèng) của hồ và được gắn liền với sự tích Ba Bể. Đảo là nơi thú vị để dừng chân cuối cùng trong chuyến du ngoạn và để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lộng lẫy của trời mây non nước hòa quyện tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình có một không hai của danh thắng này.

Đảo được tạo thành bởi những phiến đá to nhỏ xếp chồng lên nhau, cây cối trên đảo xanh tốt quanh năm, rễ cây buông xuống ôm lấy những phiến đá.

Nhìn từ xa, đảo như một hòn non bộ giữa mặt hồ. Trên đảo có bia đá khắc năm Khải Định thứ 9. Đây là hòn đảo nhỏ nhưng tuyệt đẹp với khu hệ thực vật phong phú như một điểm nhấn cho vẻ đẹp tự nhiên của cả một khu vực.

Truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa vào dịp lễ hội Vô Giá trong vùng, dân bản Năm Mẫu thấy con bò lạc liền xẻ thịt chia nhau. Hai mẹ con bà góa nghèo cuối bản cũng được phần là chiếc đuôi và miếng da bé tẹo. Có bà lão ghẻ lở, rách rưới, hôi hám đến dự hội và xin ăn nhưng bị mọi người xua đuổi.

Đến cuối làng mới gặp được một căn nhà nhỏ của 2 mẹ con người đàn bà góa tốt bụng. Người ăn mày được tiếp đãi tử tế, mới bảo bà góa lấy trấu rắc quanh nhà. Đến nửa đêm mưa to gió lớn, người ăn mày biến mất, cả một vùng rộng lớn sụt xuống thành một cái hồ lớn nay gọi là hồ Ba Bể. Riêng ngôi nhà của 2 mẹ con là còn nguyên vẹn, thành cái đảo nhỏ này, nay gọi là đảo Bà Góa.

Đến đây, khách du lịch không nên bỏ qua cơ hội được ngâm mình trong làn nước xanh ngắt và mát lạnh của một bãi tắm mà thiên nhiên đã tạo dựng từ hàng ngàn năm qua, lại được che mát bởi các cây cổ thụ mọc trên đảo.

Du lịch, GO! tổng hợp
Đọc thêm..
(NBO) - Nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nơi đây còn được biết đến với văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng.
Dường như mỗi địa phương trên mảnh đất này lại có những món ngon làm say lòng biết bao du khách trong nước và quốc tế.

Nhiều đặc sản của Ninh Bình như: Dê núi Trường Yên, rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc… đã được công nhận là đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đặc biệt Cơm cháy Ninh Bình còn được công nhận là món ngon mang giá trị ẩm thực châu Á.

Bánh đa vừng, chạo chân giò và chả đa vuông của xã Khánh Thiện là những món ăn truyền thống có từ lâu đời, được người dân nơi đây lưu giữ và truyền đến ngày nay.

Bánh đa vừng là sản phẩm của làng Phong An. Làng Phong An được lập nên từ thế kỷ thứ XV, dân làng sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Trong thời kỳ phong kiến dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng một số gia đình trong làng đã mở nghề bánh đa quạt để bán ở các chợ quê trong huyện. Vì không ghi chép lại nên không ai biết người đầu tiên đưa nghề bánh đa vừng về làng là ai.

Theo cụ Nguyễn Văn Đông, năm nay đã 96 tuổi, thì nghề làm bánh đa ở làng Phong An có từ trên một trăm năm nay và lúc thịnh hành có khoảng 30 gia đình làm nghề. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, để giành sức người, sức của phục vụ cho chiến trường miền Nam, thực hiện chính sách tiết kiệm của Nhà nước, nghề làm bánh đa bị gián đoạn. Từ sau giải phóng miền Nam, một số hộ dân trong làng đã khôi phục lại nghề nhưng không còn đông như trước. Hiện nay ở làng có 7 gia đình thường xuyên làm nghề bánh đa vừng, giải quyết việc làm cho khoảng 35 lao động với thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Nghề làm bánh đa vừng tuy không nặng nhọc nhưng rất vất vả, cần nhiều thời gian và phụ thuộc vào thời tiết. Nguyên liệu làm bánh đa gồm gạo, vừng và muối. Bánh đa được làm thành 2 loại, bánh đa thường và bánh đa gấc. Nếu làm bánh đa gấc, khi không phải mùa, gấc chín thu hoạch về người ta lấy ruột gấc trộn với muối đem ủ để làm nguyên liệu cho cả năm. Gạo làm bánh phải chọn gạo ngon, không dẻo, được sát trắng; vừng dùng loại mẩy, sát thật sạch và muối là loại muối hạt. Gạo được ngâm khoảng 2h, ngâm xong vo thật sạch, rồi đưa vào xay bột, nếu là làm bánh đa gấc thì trộn gấc vào gạo trước khi xay thành bột, xay xong phải tráng luôn nếu để lâu bột sẽ chua, chất lượng bánh sẽ không ngon.

Khi tráng bánh, các nguyên liệu vừng, muối phải được trộn theo tỷ lệ vừa phải. Bánh đa vừng phải tráng 2 lượt, khi tráng bánh xong đến đâu phải được phơi khô ngay đến đấy. Khi phơi bánh đến độ khô vừa phải thì thu và đóng gói bảo quản, không phơi quá khô vì bánh sẽ giảm chất lượng và dễ bị vỡ, nếu phơi còn ẩm thì khi quạt bánh sẽ bị quánh và dai. Nướng bánh phải nướng bằng than củi, trong quá trình nướng phải thường xuyên lật bánh đều tay để bánh chín đều. Bánh đa vừng khi nướng chín nên ăn ngay sẽ thơm ngon, giòn và xốp, ăn kèm với lạc luộc, lạc rang, dừa… rất ngon, ngậy, là món quà quê dễ ăn, rẻ tiền.

Món chạo chân giò Bồng Hải là một trong những món ăn khoái khẩu trong các gia đình khi làm các mâm cỗ ngày giỗ, ngày Tết. Món chạo chân giò rất dễ chế biến và dễ ăn. Nguyên liệu gồm có chân giò lợn, riềng nếp, tỏi, khế chua hoặc xoài xanh, bột ngọt, muối, nước mắm ngon, lá bưởi, củ xả, lá chanh, lá ổi, lá mắc mật. Cách chế biến, chọn chân giò lợn được nuôi theo kiểu truyền thống, không nuôi bằng chất tăng trọng hoặc chất kích thích. Chân giò được đem đốt bằng rơm lúa nếp hoặc ủ trên than hoa cho đến khi vàng rộm. Sau khi đốt xong lọc lấy thịt rồi rửa sạch, cho ướp với các loại gia vị như nước mắm, bột ngọt...

Khi thịt đã ngấm thì cho vào hấp. Cho các loại lá xuống dưới để thịt lên trên, riêng củ sả được để lên trên thịt. Hấp khoảng 15 phút là thịt chín, sau đó đem thái mỏng rồi trộn đều với các gia vị như mắm, riềng, bột ngọt, vừng… Khi ăn lấy bánh đa nem hoặc lá sung gói nem chạo chân giò, ăn kèm cùng các loại rau thơm chấm với nước chấm được pha mặn, chua, ngọt vừa phải hoặc tương bần của Hải Dương. Thưởng thức món chạo chân giò có vị cay của riềng, vị chua của khế, vị bùi, thơm của vừng, thịt… Hiện món chạo chân giò đang là món ăn khoái khẩu ở các quán ăn tại địa phương và nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Món chả đa vuông Bồng Hải có nguyên liệu gồm thịt nạc vai, mục nhĩ, miến, hành hoa, mùi tàu, hạt tiêu, nước mắm ngon, rau muống chẻ, bánh đa mem. Cách chế biến, khi đã có đầy đủ nguyên liệu, băm thịt nhỏ, mục nhĩ, miến, hành hoa, sau đó cho các loại gia vị mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, cho trứng gà và rau muống chẻ vào trộn đều. Khi nguyên liệu đã được pha chế đầy đủ đem gói chả với bánh đa nem theo hình vuông rồi rán giòn. Ăn chả đa khi còn nóng với rau thơm các loại, chấm với nước chấm pha chua, ngọt vừa phải. Hiện nay món chả đa vuông đang là món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là vào những ngày mùa đông giá rét, quây quần bên mâm cơm gia đình, đưa miếng chả giòn, thơm, ngậy, kèm thêm vài cuộng rau mùi, chấm nước mắm cay cay, cảm nhận cái thú của món ăn dân dã nhưng thật đậm đà…

Bánh đa vừng, Chạo chân giò và Chả đa vuông của xã Khánh Thiện là ba món ngon tiêu biểu được chọn ra từ 17 đặc sản của xã. Hiện các món ăn này đã được lập Hồ sơ gửi tới Tổ chức kỷ lục Việt Nam từ tháng 8-2013. Nếu được công nhận thương hiệu, ba món ngon bánh đa vừng, chạo chân giò và chả đa vuông sẽ góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất và người Ninh Bình nói chung, nét tinh túy ẩm thực của vùng đất Yên Khánh nói riêng. Đây cũng là hoạt động tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của xã Khánh Thiện và huyện Yên Khánh.

Theo Huy Hoàng (báo Ninh Bình)
Du lịch, GO!

Dân dã ẩm thực Khánh Thiện

(NBO) - Nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nơi đây còn được biết đến với văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng.
Dường như mỗi địa phương trên mảnh đất này lại có những món ngon làm say lòng biết bao du khách trong nước và quốc tế.

Nhiều đặc sản của Ninh Bình như: Dê núi Trường Yên, rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc… đã được công nhận là đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đặc biệt Cơm cháy Ninh Bình còn được công nhận là món ngon mang giá trị ẩm thực châu Á.

Bánh đa vừng, chạo chân giò và chả đa vuông của xã Khánh Thiện là những món ăn truyền thống có từ lâu đời, được người dân nơi đây lưu giữ và truyền đến ngày nay.

Bánh đa vừng là sản phẩm của làng Phong An. Làng Phong An được lập nên từ thế kỷ thứ XV, dân làng sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Trong thời kỳ phong kiến dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng một số gia đình trong làng đã mở nghề bánh đa quạt để bán ở các chợ quê trong huyện. Vì không ghi chép lại nên không ai biết người đầu tiên đưa nghề bánh đa vừng về làng là ai.

Theo cụ Nguyễn Văn Đông, năm nay đã 96 tuổi, thì nghề làm bánh đa ở làng Phong An có từ trên một trăm năm nay và lúc thịnh hành có khoảng 30 gia đình làm nghề. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, để giành sức người, sức của phục vụ cho chiến trường miền Nam, thực hiện chính sách tiết kiệm của Nhà nước, nghề làm bánh đa bị gián đoạn. Từ sau giải phóng miền Nam, một số hộ dân trong làng đã khôi phục lại nghề nhưng không còn đông như trước. Hiện nay ở làng có 7 gia đình thường xuyên làm nghề bánh đa vừng, giải quyết việc làm cho khoảng 35 lao động với thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Nghề làm bánh đa vừng tuy không nặng nhọc nhưng rất vất vả, cần nhiều thời gian và phụ thuộc vào thời tiết. Nguyên liệu làm bánh đa gồm gạo, vừng và muối. Bánh đa được làm thành 2 loại, bánh đa thường và bánh đa gấc. Nếu làm bánh đa gấc, khi không phải mùa, gấc chín thu hoạch về người ta lấy ruột gấc trộn với muối đem ủ để làm nguyên liệu cho cả năm. Gạo làm bánh phải chọn gạo ngon, không dẻo, được sát trắng; vừng dùng loại mẩy, sát thật sạch và muối là loại muối hạt. Gạo được ngâm khoảng 2h, ngâm xong vo thật sạch, rồi đưa vào xay bột, nếu là làm bánh đa gấc thì trộn gấc vào gạo trước khi xay thành bột, xay xong phải tráng luôn nếu để lâu bột sẽ chua, chất lượng bánh sẽ không ngon.

Khi tráng bánh, các nguyên liệu vừng, muối phải được trộn theo tỷ lệ vừa phải. Bánh đa vừng phải tráng 2 lượt, khi tráng bánh xong đến đâu phải được phơi khô ngay đến đấy. Khi phơi bánh đến độ khô vừa phải thì thu và đóng gói bảo quản, không phơi quá khô vì bánh sẽ giảm chất lượng và dễ bị vỡ, nếu phơi còn ẩm thì khi quạt bánh sẽ bị quánh và dai. Nướng bánh phải nướng bằng than củi, trong quá trình nướng phải thường xuyên lật bánh đều tay để bánh chín đều. Bánh đa vừng khi nướng chín nên ăn ngay sẽ thơm ngon, giòn và xốp, ăn kèm với lạc luộc, lạc rang, dừa… rất ngon, ngậy, là món quà quê dễ ăn, rẻ tiền.

Món chạo chân giò Bồng Hải là một trong những món ăn khoái khẩu trong các gia đình khi làm các mâm cỗ ngày giỗ, ngày Tết. Món chạo chân giò rất dễ chế biến và dễ ăn. Nguyên liệu gồm có chân giò lợn, riềng nếp, tỏi, khế chua hoặc xoài xanh, bột ngọt, muối, nước mắm ngon, lá bưởi, củ xả, lá chanh, lá ổi, lá mắc mật. Cách chế biến, chọn chân giò lợn được nuôi theo kiểu truyền thống, không nuôi bằng chất tăng trọng hoặc chất kích thích. Chân giò được đem đốt bằng rơm lúa nếp hoặc ủ trên than hoa cho đến khi vàng rộm. Sau khi đốt xong lọc lấy thịt rồi rửa sạch, cho ướp với các loại gia vị như nước mắm, bột ngọt...

Khi thịt đã ngấm thì cho vào hấp. Cho các loại lá xuống dưới để thịt lên trên, riêng củ sả được để lên trên thịt. Hấp khoảng 15 phút là thịt chín, sau đó đem thái mỏng rồi trộn đều với các gia vị như mắm, riềng, bột ngọt, vừng… Khi ăn lấy bánh đa nem hoặc lá sung gói nem chạo chân giò, ăn kèm cùng các loại rau thơm chấm với nước chấm được pha mặn, chua, ngọt vừa phải hoặc tương bần của Hải Dương. Thưởng thức món chạo chân giò có vị cay của riềng, vị chua của khế, vị bùi, thơm của vừng, thịt… Hiện món chạo chân giò đang là món ăn khoái khẩu ở các quán ăn tại địa phương và nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Món chả đa vuông Bồng Hải có nguyên liệu gồm thịt nạc vai, mục nhĩ, miến, hành hoa, mùi tàu, hạt tiêu, nước mắm ngon, rau muống chẻ, bánh đa mem. Cách chế biến, khi đã có đầy đủ nguyên liệu, băm thịt nhỏ, mục nhĩ, miến, hành hoa, sau đó cho các loại gia vị mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, cho trứng gà và rau muống chẻ vào trộn đều. Khi nguyên liệu đã được pha chế đầy đủ đem gói chả với bánh đa nem theo hình vuông rồi rán giòn. Ăn chả đa khi còn nóng với rau thơm các loại, chấm với nước chấm pha chua, ngọt vừa phải. Hiện nay món chả đa vuông đang là món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là vào những ngày mùa đông giá rét, quây quần bên mâm cơm gia đình, đưa miếng chả giòn, thơm, ngậy, kèm thêm vài cuộng rau mùi, chấm nước mắm cay cay, cảm nhận cái thú của món ăn dân dã nhưng thật đậm đà…

Bánh đa vừng, Chạo chân giò và Chả đa vuông của xã Khánh Thiện là ba món ngon tiêu biểu được chọn ra từ 17 đặc sản của xã. Hiện các món ăn này đã được lập Hồ sơ gửi tới Tổ chức kỷ lục Việt Nam từ tháng 8-2013. Nếu được công nhận thương hiệu, ba món ngon bánh đa vừng, chạo chân giò và chả đa vuông sẽ góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất và người Ninh Bình nói chung, nét tinh túy ẩm thực của vùng đất Yên Khánh nói riêng. Đây cũng là hoạt động tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của xã Khánh Thiện và huyện Yên Khánh.

Theo Huy Hoàng (báo Ninh Bình)
Du lịch, GO!
Đọc thêm..
(SGGP) - Bị quyến rũ bởi câu ngân nga của người xưa: Nhất vui là hội phủ Giầy/ Vui thì vui vậy, chẳng tày chùa Bi, tôi lặn lội về thành Nam. Thật thú vị, lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật độc đáo có sức sống gần 500 năm.

Độc nhất vô nhị

17 giờ, bà con làng trên xóm dưới đã đổ về đầy sân chùa. Mỗi người mỗi việc, người chuẩn bị lễ vật cúng thánh, phật, người lo quét dọn, người giăng đèn kết hoa, người bắc phông màn, trải chiếu, chuẩn bị trầu nước… Ai nấy tíu tít, hoan hỉ. Hôm nay phát tấu mà!

< Gác chuông chùa Bi.

Chùa Bi (còn gọi chùa Đại Bi) là ngôi chùa chung của 3 làng Vân Chàng, Giáp Ba và Giáp Tư, là một trong 4 ngôi chùa được xây dựng ở huyện Tây Chân (sau đổi thành Nam Chân) thuộc trấn Sơn Nam từ thời Lý (1010 - 1225), nay thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa rộng 2.600m2 với hơn 60 gian, hầu hết bằng gỗ lim. Nhìn từ ngoài vào ta thấy chùa được nâng cao dần, kiến trúc hình chữ công (nội công, ngoại quốc), trông nguy nga đồ sộ. Hai dãy hành lang dài và thấp hai bên tả hữu càng tôn thêm vẻ đẹp của tháp chuông 2 tầng với 8 mái uốn cong mềm mại, tựa đóa sen đang nở.

Trong chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý có từ thời hậu Lê: quả chuông cao hơn 2m, đỉnh đồng, khay, chén, đĩa… Một quần thể lăng mộ, am, tháp với kiến trúc đặc sắc; khung cảnh thiên nhiên trong lành, xanh tươi và khu chợ chùa tấp nập (ngoài việc đáp ứng nhu cầu giao thương hàng ngày của người dân quanh vùng; mùng 8 Tết, chợ còn họp phiên đặc biệt, dân quanh vùng mang đến đây từ nông cụ đến cây cảnh, đồ cổ… để buôn bán cầu may. Theo các bậc cao niên trong vùng, phiên chợ Viềng Nam Giang này ra đời trước và độc đáo hơn cả chợ Viềng phủ Giầy bên kia sông Đào) cũng tạo thêm nét duyên cho ngôi chùa cổ thanh tịnh và đã được Bộ VH-TT (cũ) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1984.

Đại đức Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Bi, cho biết: Chùa thờ vị thánh tổ Từ Đạo Hạnh, con trai của ông Từ Vinh giữ chức đô sát đời vua Lý Nhân Tông. Từ Đạo Hạnh đã kết bạn với Không Lộ thiền sư ở chùa Không Lộ và Giác Hải thiền sư ở chùa Phúc Lâm. Ba người nghiên cứu pháp môn đà la ni và cùng nhau sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh và được đức Phật tổ truyền cho tâm án, lục trí thần thông.

Để tưởng nhớ thánh tổ Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư đã trụ trì ở chùa Bi, hàng năm, dân làng mở hội từ ngày 20 đến 24 tháng Giêng âm lịch. Trong suốt mấy ngày hội thường tổ chức tưng bừng rước kiệu, tế xuân và các trò vui chơi như đánh cờ, đấu vật, múa rồng, chạy đàn cầu an… Đặc biệt, suốt những đêm hội còn diễn ra các trò múa rối mà người địa phương quen gọi là trò hát rối hay ổi lỗi.

Đúng 19 giờ, trong tiếng chuông, trống, thanh la, mõ vang rộn, gần 20 ông lão mặc quần trắng, áo dài thâm, đội khăn lượt hoặc khăn xếp kính cẩn tiến vào hậu cung thắp hương, cúng lễ rồi mở hòm rước 12 đầu rối, gọi là thánh tượng, ra trước chánh điện. Trong làn hương thơm ngát của hương hoa, phẩm quả, các ông lần lượt xếp hàng trước tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh, điều khiển những thánh tượng cúi đầu lạy thánh rồi tiến ra sân khấu. Sân khấu biểu diễn chỉ đơn giản là một bức rèm che cách điệu hình sóng nước được mắc vào hai cây cột giữa tiền đường trong chùa (gọi là dàn). Người múa rối, người hát, người gõ nhạc cụ đứng sau tấm màn, quay mặt về phía bàn thờ Phật và bàn thờ đức thánh Từ (thế nên mới gọi là múa rối hầu thánh).

Giáo trống rộn ràng báo hiệu đêm hát rối bắt đầu. Mỗi thôn có một bài giáo trống khác nhau, hay nhất là bài của thôn Giáp Ba. Rồi lần lượt đến mở hò, dâng cách, đọc kệ. Tiếp theo, 3 nhóm rối của từng làng (mỗi nhóm 10 người) ra hát chúc làng mình rồi cùng nhau đồng ca lời chúc mừng chung cho cả 3 làng, 3 xã được an lành, phú quý. Các bài hát có những âm điệu, giai điệu khác nhau nhưng đều hát vần ra theo nhịp 1/3 hoặc 2/7. Đặc biệt các lời đệm, lời đón đều dùng tiếng Nôm cổ, làm theo thể song thất lục bát hoặc lục bát: Là ôi là lễ lã lè lại là lèn; hồ la hồ hồ la la lải la lèn; là ôi là a a a ớ dô là vậy, là vậy hờ là là vậy; lê lê là… Nội dung của các bài hát đều mang ý nghĩa chúc phúc, ca ngợi quê hương đất nước tươi đẹp, ca ngợi những chiến công trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông xưa, nhắc nhở mọi người biết sống thủy chung, trọng lễ nghĩa…

Rối chùa Bi thuộc thể loại rối tay. Tượng làm bằng gỗ vàng tâm khoét rỗng, phủ sơn ta, với nét mặt được các nghệ nhân dân gian khắc họa khá kỹ lưỡng, thể hiện những tính cách khác nhau, được người dân gọi là thánh tượng. Bộ thánh tượng chùa Bi không chỉ có giá trị lịch sử, tâm linh mà còn giàu tính mỹ thuật, được đánh giá là bộ đầu rối đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.

Nguy cơ mai một

Ông Đoàn Quanh (84 tuổi) tham gia phường rối từ năm 13 tuổi và giữ chân trùm phường (chánh trùm) suốt từ năm 1970 tới nay, cho biết: “Chính tên của trò này là hội tu kỳ lệ (răn đời bỏ ác làm thiện); sau này mới có thêm các tên là rối đầu gỗ, ổi lỗi, hát rối”. Căn cứ vào kinh văn (tức lời hát) có thể phỏng đoán trò ổi lỗi được kiện toàn hình thức và nội dung từ thời Lê sơ (cách đây khoảng hơn 450 năm).

Có bài ca ngợi về việc khôi phục đế đô, có bài ca ngợi đức vua (Lê), đức chúa (Trịnh). Còn lại, hầu hết bài ca có ý nghĩa giáo dục răn dạy đạo đức phong kiến tam cương, ngũ thường, đạo gia đình... Trong ca từ có rất nhiều lời cổ, ví dụ như hòa (chàng), nường (nàng), bường (bình)... Còn rất nhiều từ tối nghĩa (nghĩa cổ) các cụ hát được nhưng không hiểu...

“Rối đầu gỗ chùa Bi là một loại hình diễn xướng dân gian rất đặc sắc và độc nhất vô nhị trên đất nước ta. Ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thờ thiền sư Giác Hải còn giữ được một số đầu tượng rối giống như ở chùa Đại Bi nhưng kinh văn (lời hát) ở những nơi này đã mất và cũng không còn phường rối. Ở chùa Keo (Thái Bình) thờ thiền sư Không Lộ cũng có trò diễn bằng những đầu gỗ nhưng chỉ múa đơn thuần chứ không có các làn điệu hát phụ họa và nghệ thuật tạo hình các con trò cũng không đẹp mắt…”, GS-TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhận xét.

Nhưng từ hàng trăm năm nay, do gắn liền với lễ hội đậm màu sắc tín ngưỡng của chùa Bi nên chỉ được diễn vài ba lần mỗi năm vào những dịp hội xuân, giỗ thánh. Năm 2002, Bộ Văn hóa - Thông tin đã tài trợ kinh phí nghiên cứu và Viện Âm nhạc Việt Nam đã về chùa Bi ghi âm và quay lại toàn bộ chương trình biểu diễn của trò ổi lỗi để lưu giữ hình ảnh với mục đích bảo tồn. Nhưng nghiên cứu của viện cũng chỉ chú ý về mặt diễn xướng và âm nhạc, không tìm hiểu sâu về nguồn gốc và lý do của trò ổi lỗi.

Tại chùa Đại Bi đang lưu giữ 2 bộ tượng rối, một bộ được làm năm 1957 dùng để tập, bộ còn lại có niên đại cao, mang nhiều giá trị lịch sử nhưng chưa có phương án bảo quản hữu hiệu để chống mối mọt. Hiện nay nơi lưu giữ tượng nằm sau chính điện thờ, ẩm thấp và thiếu ánh sáng. Nhiều đầu rối đã bong sơn, gãy tay cầm. Muốn phục chế, các cụ cũng không biết tìm đâu ra nghệ nhân. Còn làm mới thì theo như ông Sòng cho biết, giá một đầu rối vào khoảng 15 triệu đồng. Hiện nay, Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đang có kế hoạch ghi hình toàn bộ diễn trình, làm hồ sơ để trình Cục Di sản văn hóa công nhận rối đầu gỗ hầu thánh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Năm 2009, lần đầu tiên trò ổi lỗi ra mắt công chúng ngoài không gian chùa Bi. 6 nghệ nhân đã đến Hà Nội trình diễn tại tọa đàm “Để di sản sống trong đời sống đương đại” trước các nhà nghiên cứu văn hóa. Lần thứ hai, rối đầu gỗ chùa Bi “xuất ngoại” là ngày 4-3-2012. Các nghệ nhân đã lên chùa Thầy (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) để trình diễn trong một cuộc hội thảo về thánh Từ Đạo Hạnh và tín ngưỡng dân gian.

Theo Đỗ Quang Tuấn Hoàng (Sàigòn Giải Phóng)
Du lịch, GO!

Hát rối chùa Bi

(SGGP) - Bị quyến rũ bởi câu ngân nga của người xưa: Nhất vui là hội phủ Giầy/ Vui thì vui vậy, chẳng tày chùa Bi, tôi lặn lội về thành Nam. Thật thú vị, lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật độc đáo có sức sống gần 500 năm.

Độc nhất vô nhị

17 giờ, bà con làng trên xóm dưới đã đổ về đầy sân chùa. Mỗi người mỗi việc, người chuẩn bị lễ vật cúng thánh, phật, người lo quét dọn, người giăng đèn kết hoa, người bắc phông màn, trải chiếu, chuẩn bị trầu nước… Ai nấy tíu tít, hoan hỉ. Hôm nay phát tấu mà!

< Gác chuông chùa Bi.

Chùa Bi (còn gọi chùa Đại Bi) là ngôi chùa chung của 3 làng Vân Chàng, Giáp Ba và Giáp Tư, là một trong 4 ngôi chùa được xây dựng ở huyện Tây Chân (sau đổi thành Nam Chân) thuộc trấn Sơn Nam từ thời Lý (1010 - 1225), nay thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa rộng 2.600m2 với hơn 60 gian, hầu hết bằng gỗ lim. Nhìn từ ngoài vào ta thấy chùa được nâng cao dần, kiến trúc hình chữ công (nội công, ngoại quốc), trông nguy nga đồ sộ. Hai dãy hành lang dài và thấp hai bên tả hữu càng tôn thêm vẻ đẹp của tháp chuông 2 tầng với 8 mái uốn cong mềm mại, tựa đóa sen đang nở.

Trong chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý có từ thời hậu Lê: quả chuông cao hơn 2m, đỉnh đồng, khay, chén, đĩa… Một quần thể lăng mộ, am, tháp với kiến trúc đặc sắc; khung cảnh thiên nhiên trong lành, xanh tươi và khu chợ chùa tấp nập (ngoài việc đáp ứng nhu cầu giao thương hàng ngày của người dân quanh vùng; mùng 8 Tết, chợ còn họp phiên đặc biệt, dân quanh vùng mang đến đây từ nông cụ đến cây cảnh, đồ cổ… để buôn bán cầu may. Theo các bậc cao niên trong vùng, phiên chợ Viềng Nam Giang này ra đời trước và độc đáo hơn cả chợ Viềng phủ Giầy bên kia sông Đào) cũng tạo thêm nét duyên cho ngôi chùa cổ thanh tịnh và đã được Bộ VH-TT (cũ) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1984.

Đại đức Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Bi, cho biết: Chùa thờ vị thánh tổ Từ Đạo Hạnh, con trai của ông Từ Vinh giữ chức đô sát đời vua Lý Nhân Tông. Từ Đạo Hạnh đã kết bạn với Không Lộ thiền sư ở chùa Không Lộ và Giác Hải thiền sư ở chùa Phúc Lâm. Ba người nghiên cứu pháp môn đà la ni và cùng nhau sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh và được đức Phật tổ truyền cho tâm án, lục trí thần thông.

Để tưởng nhớ thánh tổ Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư đã trụ trì ở chùa Bi, hàng năm, dân làng mở hội từ ngày 20 đến 24 tháng Giêng âm lịch. Trong suốt mấy ngày hội thường tổ chức tưng bừng rước kiệu, tế xuân và các trò vui chơi như đánh cờ, đấu vật, múa rồng, chạy đàn cầu an… Đặc biệt, suốt những đêm hội còn diễn ra các trò múa rối mà người địa phương quen gọi là trò hát rối hay ổi lỗi.

Đúng 19 giờ, trong tiếng chuông, trống, thanh la, mõ vang rộn, gần 20 ông lão mặc quần trắng, áo dài thâm, đội khăn lượt hoặc khăn xếp kính cẩn tiến vào hậu cung thắp hương, cúng lễ rồi mở hòm rước 12 đầu rối, gọi là thánh tượng, ra trước chánh điện. Trong làn hương thơm ngát của hương hoa, phẩm quả, các ông lần lượt xếp hàng trước tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh, điều khiển những thánh tượng cúi đầu lạy thánh rồi tiến ra sân khấu. Sân khấu biểu diễn chỉ đơn giản là một bức rèm che cách điệu hình sóng nước được mắc vào hai cây cột giữa tiền đường trong chùa (gọi là dàn). Người múa rối, người hát, người gõ nhạc cụ đứng sau tấm màn, quay mặt về phía bàn thờ Phật và bàn thờ đức thánh Từ (thế nên mới gọi là múa rối hầu thánh).

Giáo trống rộn ràng báo hiệu đêm hát rối bắt đầu. Mỗi thôn có một bài giáo trống khác nhau, hay nhất là bài của thôn Giáp Ba. Rồi lần lượt đến mở hò, dâng cách, đọc kệ. Tiếp theo, 3 nhóm rối của từng làng (mỗi nhóm 10 người) ra hát chúc làng mình rồi cùng nhau đồng ca lời chúc mừng chung cho cả 3 làng, 3 xã được an lành, phú quý. Các bài hát có những âm điệu, giai điệu khác nhau nhưng đều hát vần ra theo nhịp 1/3 hoặc 2/7. Đặc biệt các lời đệm, lời đón đều dùng tiếng Nôm cổ, làm theo thể song thất lục bát hoặc lục bát: Là ôi là lễ lã lè lại là lèn; hồ la hồ hồ la la lải la lèn; là ôi là a a a ớ dô là vậy, là vậy hờ là là vậy; lê lê là… Nội dung của các bài hát đều mang ý nghĩa chúc phúc, ca ngợi quê hương đất nước tươi đẹp, ca ngợi những chiến công trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông xưa, nhắc nhở mọi người biết sống thủy chung, trọng lễ nghĩa…

Rối chùa Bi thuộc thể loại rối tay. Tượng làm bằng gỗ vàng tâm khoét rỗng, phủ sơn ta, với nét mặt được các nghệ nhân dân gian khắc họa khá kỹ lưỡng, thể hiện những tính cách khác nhau, được người dân gọi là thánh tượng. Bộ thánh tượng chùa Bi không chỉ có giá trị lịch sử, tâm linh mà còn giàu tính mỹ thuật, được đánh giá là bộ đầu rối đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.

Nguy cơ mai một

Ông Đoàn Quanh (84 tuổi) tham gia phường rối từ năm 13 tuổi và giữ chân trùm phường (chánh trùm) suốt từ năm 1970 tới nay, cho biết: “Chính tên của trò này là hội tu kỳ lệ (răn đời bỏ ác làm thiện); sau này mới có thêm các tên là rối đầu gỗ, ổi lỗi, hát rối”. Căn cứ vào kinh văn (tức lời hát) có thể phỏng đoán trò ổi lỗi được kiện toàn hình thức và nội dung từ thời Lê sơ (cách đây khoảng hơn 450 năm).

Có bài ca ngợi về việc khôi phục đế đô, có bài ca ngợi đức vua (Lê), đức chúa (Trịnh). Còn lại, hầu hết bài ca có ý nghĩa giáo dục răn dạy đạo đức phong kiến tam cương, ngũ thường, đạo gia đình... Trong ca từ có rất nhiều lời cổ, ví dụ như hòa (chàng), nường (nàng), bường (bình)... Còn rất nhiều từ tối nghĩa (nghĩa cổ) các cụ hát được nhưng không hiểu...

“Rối đầu gỗ chùa Bi là một loại hình diễn xướng dân gian rất đặc sắc và độc nhất vô nhị trên đất nước ta. Ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thờ thiền sư Giác Hải còn giữ được một số đầu tượng rối giống như ở chùa Đại Bi nhưng kinh văn (lời hát) ở những nơi này đã mất và cũng không còn phường rối. Ở chùa Keo (Thái Bình) thờ thiền sư Không Lộ cũng có trò diễn bằng những đầu gỗ nhưng chỉ múa đơn thuần chứ không có các làn điệu hát phụ họa và nghệ thuật tạo hình các con trò cũng không đẹp mắt…”, GS-TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhận xét.

Nhưng từ hàng trăm năm nay, do gắn liền với lễ hội đậm màu sắc tín ngưỡng của chùa Bi nên chỉ được diễn vài ba lần mỗi năm vào những dịp hội xuân, giỗ thánh. Năm 2002, Bộ Văn hóa - Thông tin đã tài trợ kinh phí nghiên cứu và Viện Âm nhạc Việt Nam đã về chùa Bi ghi âm và quay lại toàn bộ chương trình biểu diễn của trò ổi lỗi để lưu giữ hình ảnh với mục đích bảo tồn. Nhưng nghiên cứu của viện cũng chỉ chú ý về mặt diễn xướng và âm nhạc, không tìm hiểu sâu về nguồn gốc và lý do của trò ổi lỗi.

Tại chùa Đại Bi đang lưu giữ 2 bộ tượng rối, một bộ được làm năm 1957 dùng để tập, bộ còn lại có niên đại cao, mang nhiều giá trị lịch sử nhưng chưa có phương án bảo quản hữu hiệu để chống mối mọt. Hiện nay nơi lưu giữ tượng nằm sau chính điện thờ, ẩm thấp và thiếu ánh sáng. Nhiều đầu rối đã bong sơn, gãy tay cầm. Muốn phục chế, các cụ cũng không biết tìm đâu ra nghệ nhân. Còn làm mới thì theo như ông Sòng cho biết, giá một đầu rối vào khoảng 15 triệu đồng. Hiện nay, Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đang có kế hoạch ghi hình toàn bộ diễn trình, làm hồ sơ để trình Cục Di sản văn hóa công nhận rối đầu gỗ hầu thánh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Năm 2009, lần đầu tiên trò ổi lỗi ra mắt công chúng ngoài không gian chùa Bi. 6 nghệ nhân đã đến Hà Nội trình diễn tại tọa đàm “Để di sản sống trong đời sống đương đại” trước các nhà nghiên cứu văn hóa. Lần thứ hai, rối đầu gỗ chùa Bi “xuất ngoại” là ngày 4-3-2012. Các nghệ nhân đã lên chùa Thầy (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) để trình diễn trong một cuộc hội thảo về thánh Từ Đạo Hạnh và tín ngưỡng dân gian.

Theo Đỗ Quang Tuấn Hoàng (Sàigòn Giải Phóng)
Du lịch, GO!
Đọc thêm..
Từ sáng ngày 19.2, rất nhiều du khách đã đổ xô về Sapa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh trong tuyết trắng. Tuyết bắt đầu rơi lúc 2h, nhiệt độ xuống thấp ở mức -0,2 độ C và phủ trắng mọi vật từ khu vực điểm cao đèo Ô Quý Hồ (khoảng 2.000m) lan dần đến khu vực ngã ba Nhà máy nước (thị trấn Sa Pa, khoảng 1.600m).

Đây là lần đầu tiên tuyết rơi ở Sapa trong năm nay, tuyết khiến những cành đào Sapa đẹp lung linh trong tuyết trắng. Hiện tuyết rơi ngày càng mạnh và đã phủ một lớp 3-5 cm trên mặt đất hai bên mặt đường quốc lộ 4D Sa Pa - Lai Châu. Trong khi những du khách đổ xô lên Sapa để ngắm tuyết và hào hứng chụp ảnh... thì lại có một thục tế: Đằng sau vẻ đẹp của tuyết là sự đói khổ!

“Ở đâu cũng thế, những người nghèo là khổ nhất. Tuyết rơi lạnh thế này, đằng sau cái vẻ đẹp của nó thì nó cũng mang tới sự đói khổ. Hoa màu, gia súc thiệt hại. Cái lợi từ du lịch chỉ có tác dụng trên một số người, nhưng phần lớn những người nghèo thì thiệt hại nặng nhất”, một bạn trẻ chia sẻ.

Nhiệt độ giảm xuống âm 0,2 độ C vào sáng 19-2 khiến thị trấn Sapa có tuyết rơi với cường độ nhẹ, phủ lớp mỏng trên cây cối, nhà cửa. Một số vùng núi khác thuộc tỉnh Lào Cai như xã Y Tý (Bát Xát) - nơi nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mặt nước biển cũng có mưa tuyết dày khoảng 5-10 cm. Hiện tuyết vẫn chưa tan hết.

Nghe tin Sa Pa có tuyết rơi, không còn sự hứng thú như những lần tuyết rơi trước, nhiều người trẻ bày tỏ sự xót xa, thương cảm với người dân Sa Pa khi hay tin có tuyết rơi.

Bạn Duy Khánh chia sẻ: “Đi leo Fansipan một lần đúng vào dịp tuyết rơi như thế này, tởn tới giờ. Ngày đầu tiên thì còn thích thú, đến tối thì lạnh không ngủ nổi, sáng hôm sau buốt cóng cả tay chân (mặc dù áo ấm khăn giày trang bị đầy đủ) đường trơn trượt leo rất nguy hiểm, cả đoàn đành bỏ cuộc khi đường lên đỉnh bị cây cối gãy đổ và tuyết chặn mất. Khi về xót nhất là thấy cảnh trâu bò chết dọc sườn núi, người dân đành đem xẻ thịt tại chỗ, như vậy là gần như mất trắng. Ảnh chụp đợt đó giờ nhìn lại vẫn phải chặc lưỡi "đẹp lạnh lùng". Không mong tuyết rơi trên Sapa, đồng bào trên ấy khổ lắm”.

Đã từng lên Sa Pa vào đúng mùa mưa rét, cảm nhận được sự khắc nghiệt của cái lạnh cắt da cắt thịt trên đó nên Hoài Anh (Ba Đình, HN) rất đồng cảm với đồng bào trên đó: “Cách đây vài năm mình cũng tới Sapa vào mùa đông, lúc đó không có tuyết rơi nhưng cũng lạnh lắm. Mình thì mặc áo trong , áo ngoài vẫn thấy rét ơi là rét. Vậy mà vào trong bản vẫn thấy có em nhỏ chỉ tầm 3 tuổi thôi nó vẫn cởi chuồng, mặc áo thì phong phanh. Nhìn thấy mà thương quá. Bà con vùng núi của mình vẫn còn nghèo và thiếu thốn quá. Vậy mà giờ lại có tuyết rơi thì lạnh lắm”.

Còn chị Lê Thúy, quê Lào Cai, đang làm việc ở Hà Nội, nghe tin quê nhà có tuyết mà quặn lòng. “Rét buốt thế này, thương mẹ, thương các em, các cháu ở nhà quá”.

Ngay cả những bạn trẻ mê “phượt”, ưa khám phá, khi nghe tin Sa Pa lại có tuyết rơi cũng không còn hứng thú: “Đẹp thật. Nhưng chúng ta chỉ đi ngắm 1, 2 ngày thì thấy nó đẹp nhưng nhìn những đứa trẻ dân tộc phong phanh co ro trong cái rét xót xa lắm bạn ơi. Hy vọng các bạn nào đi Sapa mùa này có thể đem cho mấy em vài tấm áo ấm”, một bạn trẻ chia sẻ.

“Không biết trên đó có bao nhiêu đồng bào mình đang chịu rét và đói! Tội nhất là người già và trẻ em. Cầu mong cho nhiệt độ tăng lên, mặt trời sưởi ấm, tuyết tan”, một bạn trẻ khác tiếp lời.

Hiện tượng tuyết rơi cũng xảy ra ở nhiều nơi vùng cao phía Bắc tại Lào Cai, gồm các xã Y Tý, huyện Bát Xát. Còn tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, hiện tượng tuyết rơi cũng tái diễn lần thứ 3, tính từ giữa tháng 12.2013 đến nay, tại các xã: Tả Lủng, Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, với lượng tuyết dày từ 5 - 7 cm. Nhiệt độ trong ngày thấp nhất ở các xã vùng cao này chỉ còn 1 - 2 độ C.

Du lịch, GO! tổng hợp

Tuyết rơi, đẹp nhưng xót!

Từ sáng ngày 19.2, rất nhiều du khách đã đổ xô về Sapa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh trong tuyết trắng. Tuyết bắt đầu rơi lúc 2h, nhiệt độ xuống thấp ở mức -0,2 độ C và phủ trắng mọi vật từ khu vực điểm cao đèo Ô Quý Hồ (khoảng 2.000m) lan dần đến khu vực ngã ba Nhà máy nước (thị trấn Sa Pa, khoảng 1.600m).

Đây là lần đầu tiên tuyết rơi ở Sapa trong năm nay, tuyết khiến những cành đào Sapa đẹp lung linh trong tuyết trắng. Hiện tuyết rơi ngày càng mạnh và đã phủ một lớp 3-5 cm trên mặt đất hai bên mặt đường quốc lộ 4D Sa Pa - Lai Châu. Trong khi những du khách đổ xô lên Sapa để ngắm tuyết và hào hứng chụp ảnh... thì lại có một thục tế: Đằng sau vẻ đẹp của tuyết là sự đói khổ!

“Ở đâu cũng thế, những người nghèo là khổ nhất. Tuyết rơi lạnh thế này, đằng sau cái vẻ đẹp của nó thì nó cũng mang tới sự đói khổ. Hoa màu, gia súc thiệt hại. Cái lợi từ du lịch chỉ có tác dụng trên một số người, nhưng phần lớn những người nghèo thì thiệt hại nặng nhất”, một bạn trẻ chia sẻ.

Nhiệt độ giảm xuống âm 0,2 độ C vào sáng 19-2 khiến thị trấn Sapa có tuyết rơi với cường độ nhẹ, phủ lớp mỏng trên cây cối, nhà cửa. Một số vùng núi khác thuộc tỉnh Lào Cai như xã Y Tý (Bát Xát) - nơi nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mặt nước biển cũng có mưa tuyết dày khoảng 5-10 cm. Hiện tuyết vẫn chưa tan hết.

Nghe tin Sa Pa có tuyết rơi, không còn sự hứng thú như những lần tuyết rơi trước, nhiều người trẻ bày tỏ sự xót xa, thương cảm với người dân Sa Pa khi hay tin có tuyết rơi.

Bạn Duy Khánh chia sẻ: “Đi leo Fansipan một lần đúng vào dịp tuyết rơi như thế này, tởn tới giờ. Ngày đầu tiên thì còn thích thú, đến tối thì lạnh không ngủ nổi, sáng hôm sau buốt cóng cả tay chân (mặc dù áo ấm khăn giày trang bị đầy đủ) đường trơn trượt leo rất nguy hiểm, cả đoàn đành bỏ cuộc khi đường lên đỉnh bị cây cối gãy đổ và tuyết chặn mất. Khi về xót nhất là thấy cảnh trâu bò chết dọc sườn núi, người dân đành đem xẻ thịt tại chỗ, như vậy là gần như mất trắng. Ảnh chụp đợt đó giờ nhìn lại vẫn phải chặc lưỡi "đẹp lạnh lùng". Không mong tuyết rơi trên Sapa, đồng bào trên ấy khổ lắm”.

Đã từng lên Sa Pa vào đúng mùa mưa rét, cảm nhận được sự khắc nghiệt của cái lạnh cắt da cắt thịt trên đó nên Hoài Anh (Ba Đình, HN) rất đồng cảm với đồng bào trên đó: “Cách đây vài năm mình cũng tới Sapa vào mùa đông, lúc đó không có tuyết rơi nhưng cũng lạnh lắm. Mình thì mặc áo trong , áo ngoài vẫn thấy rét ơi là rét. Vậy mà vào trong bản vẫn thấy có em nhỏ chỉ tầm 3 tuổi thôi nó vẫn cởi chuồng, mặc áo thì phong phanh. Nhìn thấy mà thương quá. Bà con vùng núi của mình vẫn còn nghèo và thiếu thốn quá. Vậy mà giờ lại có tuyết rơi thì lạnh lắm”.

Còn chị Lê Thúy, quê Lào Cai, đang làm việc ở Hà Nội, nghe tin quê nhà có tuyết mà quặn lòng. “Rét buốt thế này, thương mẹ, thương các em, các cháu ở nhà quá”.

Ngay cả những bạn trẻ mê “phượt”, ưa khám phá, khi nghe tin Sa Pa lại có tuyết rơi cũng không còn hứng thú: “Đẹp thật. Nhưng chúng ta chỉ đi ngắm 1, 2 ngày thì thấy nó đẹp nhưng nhìn những đứa trẻ dân tộc phong phanh co ro trong cái rét xót xa lắm bạn ơi. Hy vọng các bạn nào đi Sapa mùa này có thể đem cho mấy em vài tấm áo ấm”, một bạn trẻ chia sẻ.

“Không biết trên đó có bao nhiêu đồng bào mình đang chịu rét và đói! Tội nhất là người già và trẻ em. Cầu mong cho nhiệt độ tăng lên, mặt trời sưởi ấm, tuyết tan”, một bạn trẻ khác tiếp lời.

Hiện tượng tuyết rơi cũng xảy ra ở nhiều nơi vùng cao phía Bắc tại Lào Cai, gồm các xã Y Tý, huyện Bát Xát. Còn tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, hiện tượng tuyết rơi cũng tái diễn lần thứ 3, tính từ giữa tháng 12.2013 đến nay, tại các xã: Tả Lủng, Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, với lượng tuyết dày từ 5 - 7 cm. Nhiệt độ trong ngày thấp nhất ở các xã vùng cao này chỉ còn 1 - 2 độ C.

Du lịch, GO! tổng hợp
Đọc thêm..
(DVO) - Trước mắt chúng tôi, Công Dồn (làng ngừi) như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring.

< Làng Công Dồn nép mình dưới chân núi Coong Chang, một nơi còn giữ nguyên những giá trị văn hóa của người Cơtu cần được khám phá.

Những ngày đầu Xuân, với chiếc xe máy chúng tôi hành trình từ Bến Giằng vượt trên cung đường 14 D để về vùng biên, đi chừng 67 km gặp ngã tư Chà Val thuộc xã Chà Val (trung tâm cụm xã vùng cao huyện Nam Giang).

< Bến nước, luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như báu vật của làng.

Rẽ phải là con đường nhựa phẳng lì chạy về hướng Tây Bắc khoảng 12 km, vượt nhiều đoạn dốc hiểm trở lúc ngang dọc qua những triền rẫy lúa, nương ngô như níu bước chân người đi, lãng vãn bắt gặp những cô gái thôn nữ Cơtu trên vai gùi đầy măng đi về góc khuất bản.

Làng Công Dồn, nay thuộc xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) khoảng 198 km và cách Đà Nẵng khoảng 176 km về phía Tây Bắc, có thể đến đây bằng phương tiện xe máy và ô tô.

< Trồng bông và dệt vải thổ cẩm không những nét đẹp văn hóa mà còn giúp nhiều người dân Công Dồn cải thiện đời sống.

Trước mắt chúng tôi, Công Dồn như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring. Tất cả khó khăn sẽ tan biến khi bạn đang đứng trước làng trong góc mây chiều, được tận mắt thấy nhịp sống bình lặng của đồng bào Cơtu cứ êm đềm trôi qua...

Trong nắng sớm, lang thang để được say sưa ngắm nghía bàn tay thoăn thoắt của những Mế, các chị em bên khung dệt, hay được hoà cùng nhịp bởi tiếng chày giã gạo bằng tay từ tay chày nhịp nhàng của phụ nữ Cơtu với những âm thanh quen thuộc tạo nên những hạt gạo trắng ngần.

< Gươl và lễ hội, là hình ảnh luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như trái tim của làng.

Về đêm, ở Công Dồn thật yên tĩnh, có lẽ cuộc sống ở đây chỉ thấy qua chiếc bóng điện của một số hộ trong thôn được lấy từ việc khai thác thủy điện nhỏ dưới suối quanh làng, còn đa phần là đốt củi ở bếp.

< Khai thác rượu Tà vạt, một thức uống không thể thiếu đối với người Cơtu Công Dồn.

Ngồi bên bếp nhà sàn hít hà hương vị trong cái lạnh buốt, uống cốc rượu tà vạt khai nồng là cảm nhận phần nào không gian sơn cước bạt ngàn. Bất chợp lại nghe tiếng nước chảy phát ra từ mạch nguồn của con suối Rinh.

Đến Gươl, hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng, được nghe lối nói lý đầy chí tình của đồng bào, bạn còn thưởng thức cung bậc phát ra từ cây đàn Abel như quyện vào nhau khi trầm khi bỗng hoà vào vách núi, băng qua dòng suối lúc thì nhẹ như tiếng lá rừng rơi, lúc thì khoan thai như đưa những mối tình trai gái Cơtu qua những lần đi sim để rồi nên duyên chồng vợ.

< Ông Bh’ling Hạnh cùng vợ đang chơi đàn Abel-một loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Cơtu thôn Công Dồn bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Trải qua bao đời nay mà vẽ đẹp hoang sơ của làng Công Dồn nằm dưới chân núi Coong Chang vẫn còn đó giữa đại ngàn của Trường Sơn sẽ giúp những ai chưa có dịp đến để khám phá thêm những giá trị văn hóa Cơtu nơi đây.

Theo Nguyễn Văn Sơn (báo Dân Việt)
Du lịch, GO!

Hoang sơ làng ngừi bên suối Ring

(DVO) - Trước mắt chúng tôi, Công Dồn (làng ngừi) như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring.

< Làng Công Dồn nép mình dưới chân núi Coong Chang, một nơi còn giữ nguyên những giá trị văn hóa của người Cơtu cần được khám phá.

Những ngày đầu Xuân, với chiếc xe máy chúng tôi hành trình từ Bến Giằng vượt trên cung đường 14 D để về vùng biên, đi chừng 67 km gặp ngã tư Chà Val thuộc xã Chà Val (trung tâm cụm xã vùng cao huyện Nam Giang).

< Bến nước, luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như báu vật của làng.

Rẽ phải là con đường nhựa phẳng lì chạy về hướng Tây Bắc khoảng 12 km, vượt nhiều đoạn dốc hiểm trở lúc ngang dọc qua những triền rẫy lúa, nương ngô như níu bước chân người đi, lãng vãn bắt gặp những cô gái thôn nữ Cơtu trên vai gùi đầy măng đi về góc khuất bản.

Làng Công Dồn, nay thuộc xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) khoảng 198 km và cách Đà Nẵng khoảng 176 km về phía Tây Bắc, có thể đến đây bằng phương tiện xe máy và ô tô.

< Trồng bông và dệt vải thổ cẩm không những nét đẹp văn hóa mà còn giúp nhiều người dân Công Dồn cải thiện đời sống.

Trước mắt chúng tôi, Công Dồn như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring. Tất cả khó khăn sẽ tan biến khi bạn đang đứng trước làng trong góc mây chiều, được tận mắt thấy nhịp sống bình lặng của đồng bào Cơtu cứ êm đềm trôi qua...

Trong nắng sớm, lang thang để được say sưa ngắm nghía bàn tay thoăn thoắt của những Mế, các chị em bên khung dệt, hay được hoà cùng nhịp bởi tiếng chày giã gạo bằng tay từ tay chày nhịp nhàng của phụ nữ Cơtu với những âm thanh quen thuộc tạo nên những hạt gạo trắng ngần.

< Gươl và lễ hội, là hình ảnh luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như trái tim của làng.

Về đêm, ở Công Dồn thật yên tĩnh, có lẽ cuộc sống ở đây chỉ thấy qua chiếc bóng điện của một số hộ trong thôn được lấy từ việc khai thác thủy điện nhỏ dưới suối quanh làng, còn đa phần là đốt củi ở bếp.

< Khai thác rượu Tà vạt, một thức uống không thể thiếu đối với người Cơtu Công Dồn.

Ngồi bên bếp nhà sàn hít hà hương vị trong cái lạnh buốt, uống cốc rượu tà vạt khai nồng là cảm nhận phần nào không gian sơn cước bạt ngàn. Bất chợp lại nghe tiếng nước chảy phát ra từ mạch nguồn của con suối Rinh.

Đến Gươl, hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng, được nghe lối nói lý đầy chí tình của đồng bào, bạn còn thưởng thức cung bậc phát ra từ cây đàn Abel như quyện vào nhau khi trầm khi bỗng hoà vào vách núi, băng qua dòng suối lúc thì nhẹ như tiếng lá rừng rơi, lúc thì khoan thai như đưa những mối tình trai gái Cơtu qua những lần đi sim để rồi nên duyên chồng vợ.

< Ông Bh’ling Hạnh cùng vợ đang chơi đàn Abel-một loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Cơtu thôn Công Dồn bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Trải qua bao đời nay mà vẽ đẹp hoang sơ của làng Công Dồn nằm dưới chân núi Coong Chang vẫn còn đó giữa đại ngàn của Trường Sơn sẽ giúp những ai chưa có dịp đến để khám phá thêm những giá trị văn hóa Cơtu nơi đây.

Theo Nguyễn Văn Sơn (báo Dân Việt)
Du lịch, GO!
Đọc thêm..